Tuesday, November 27, 2007

HƠN 50 NĂM, MỚI CÓ NHỮNG TẤM HÌNH NÀY






Hè năm 2005, chúng tôi được gửi đến để cùng sẻ chia cuộc sống với những người phong cùi, tại Bệnh viện phong - da liễu Văn Môn tỉnh Thái Bình, chừng một tháng. Những người ở đây đã để lại cho chúng tôi những bài học về tình yêu, về khát vọng sống …thật khó phai mờ.


Vào một buổi chiều, một bạn nói với tôi: “anh đã đến thăm một cụ người to béo, cụt chân, người Hà Nội, cụ kể nhiều chuyện hay. Cụ nói câu này làm em ngạc nhiên: “Chúng tôi, những người bệnh phong, chúng tôi có thể cụt chân, cụt tay, nhưng chúng tôi đâu có cụt đầu.”


Tôi đã thăm nhiều người bệnh ở khu nhà liệt (dành cho những người bệnh nặng không thể di chuyển) tại sao tôi không thấy cụ này.Hóa ra cụ đang nằm điều trị tại bệnh xá.


Hôm sau, chúng tôi cùng bệnh viện thay toàn bộ giường mới cho bệnh nhân tại khu bệnh xá. Tôi có dịp chứng kiến một chị hộ lý đang mang bầu, bế một người đàn ông to béo, cụt chân cởi trần, nặng chừng 80 kí một cách nhẹ nhàng. Hình ảnh này tôi rất nhớ và ấn tượng lắm.


Ngay sau đó tôi đến hỏi thăm, và biết tên chị là Vui, còn người đàn ông tên là Phùng. Hỏi quê ông ở đâu? Quê tôi ở ven Hà Nội, làng tôi nổi tiếng bởi có nghề làm cốm.


Vài hôm sau, tôi dành trọn vẹn một buổi sáng nói chuyện với ông. Ông là người thông minh, nhớ nhiều chuyện và kể nhiều chuyện lắm.


Sau khi lấy vợ, sinh một người con gái duy nhất tên là Thuận, ông mắc bệnh phong, khoảng năm 54, năm 55 gì đó (1954-1955), ông chuyển đến trại phong Văn Môn. Ngước mắt lên như nhìn vào một cõi xa xăm nào đó, ông chậm rãi nhưng chân thành cảm động:


Có lần nhà tôi đến thăm tôi, tôi nói với cô ấy rằng, em ạ, ở đây anh đã có người khác thương anh rồi. Em đi tìm người khác đi. Cô ấy liền tháo cái nhẫn, trao cho tôi nói, anh ạ, chị ấy đâu để em trao cái này cho chị, và nhờ chị giúp em trông nom anh. Tôi nói anh đùa thôi. Em đang nuôi con nhỏ lỡ nào anh phụ bạc em.


Nhưng ông vẫn nghĩ đến sẽ có một ngày vợ chồng ông chia tay. Vài năm sau ông nhận được đơn li dị của người vợ, và nghe nói bà ấy lấy chồng ở Hải Phòng. Ông buồn lắm, nhưng ông bằng lòng chấp nhận số phận của mình. Ông kể tiếp:

Gia đình tôi kể lại rằng, cháu Thuận khi lớn, tìm hiểu một người. Tình cờ anh đó đọc được lá thư của tôi gửi cho cháu. Tôi thường chỉ dặn cháu học giỏi, ngoan vâng lời ông bà nội, thay bố chăm cho ông bà…Đọc xong, anh ta trách cháu, thì mẹ em lấy chồng khác ở Hải Phòng đã đành, nhưng bố em đâu có chết, bố vẫn sống ở Văn Môn cơ mà, sao em nói dối anh? Cháu chỉ có khóc, và từ bấy giờ bố con không gặp nhau nữa.

-Thế từ khi bác ở đây, chị Thuận có đến thăm bác không?
-Chưa bao giờ. Ông trả lời mà đôi mắt đỏ hoe. Tôi cũng thấy nhói trong tim.
-Còn họ hàng?
-Có, mới đến thăm, các chú có cho tôi mấy triệu.
-Bác có bao giờ giận chị Thuận bất hiếu không?
-Không, không bao giờ, tôi chỉ yêu thương nó thêm, tôi thương nó vì nhà nó nghèo lắm.

Nói chuyện với ông nhiều lúc cả hai cùng nghẹn ngào lặng im…Bù lại, ông nhận Chị Huệ là nhân viên lao công của bệnh viện làm con nuôi, cứ chiều chiều chị hoặc con gái chị mang cho ông một bát canh…

-Bác Phùng ơi, bác mong muốn và ước mơ gì không?
-Tôi chỉ có hai ước muốn này. Một là tôi được gặp lại người con gái duy nhất của tôi, cháu Thuận, sau hơn 50 năm chưa được nhìn thấy nó. Hai là được trở về quê, làng Dịch Vọng Hậu, được nhìn thấy những thay đổi quê nhà, dù tôi chỉ cần nhìn thấy được cái điếm làng tôi trong giây lát, rồi tôi đi ngay tôi cũng thấy vui lòng.

Tôi nói với ông, bác cứ cầu trời khấn phật đi, chắc thế nào trời phật cũng nhận lời của bác. Cháu sẽ cố gắng đến thăm gia đình nhà bác và tìm gặp chị Thuận.

Trở về Hà nội, tôi đau đáu trong lòng mong tìm đến gia đình nhà ông, nhưng chẳng hiểu tại sao, tôi cứ lần lữa mãi. Tôi kể chuyện này, mấy người bảo tôi, chắc có chuyện gì thì mới như vậy, thôi kệ gia đình nhà người ta.
Mấy tháng sau, cha Diễm, sau khi thăm Văn Môn, gặp tôi nói: “Thầy Thiên ơi, ông Phùng ông ấy nhớ cậu lắm, cậu đến nhà ông ấy chưa?” Tôi chột dạ, mình vẫn chưa làm như mình hứa với ông.

Vào dịp cuối năm, lớp chúng tôi chuẩn bị cho đêm giao lưu Tết Ông Táo tại Văn Môn, thì nhận được tin chị Xuân nhắn cho tôi: “ông Phùng mong thầy Thiên đưa con gái ông đến với ông.” Tôi chết điếng hết cả người!

Tết Ông Táo chúng tôi vui vẻ đêm giao lưu với mọi người. Tôi cố tránh gặp ông Phùng. Nhưng ngay ngày hôm sau, tôi gọi điện thoại cho ông Du (em út của ông Phùng). Ông bằng lòng vui vẻ tiếp tôi ngay.

Gặp chú Du, xởi lởi vui tính. Sau một hồi hỏi han xã giao…Tôi nói với chú: “cháu muốn gặp chị Thuận.” “Vậy anh cứ đến gặp chị Vân, nó gội đầu uốn tóc ở chợ Mỹ Đình ý, hỏi thăm nó may ra thì gặp được.”

Tôi liền đến, như chú Du chỉ vẽ. Gặp được chị Vân, tôi trình bày thế thế… Chị liền nói: “chị Thuận đây anh, đang gội đầu.” Thật là may mắn.
Gặp tôi, chị không nói nhiều nhưng khóc suốt.

-Bố em có khoẻ không anh?
-Em sẽ đi thăm bố em một ngày gần đây.
-Em nghèo lắm…

Chị Thuận ơi, bất cứ lúc nào chị đi thăm bác, em cũng muốn đi cùng chị, chỉ có 120 cây số thôi!

Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa gặp lại chị lần nữa. Dầu tôi cũng cố gắng đến thăm gia đình bà con họ hàng của ông Phùng; tôi cũng thăm chị Vân vài lần; muốn gặp lại chị Thuận, muốn có dịp cùng chị Thuận xuống thăm bố chị; muốn cho ông Phùng trở lại quê thăm cái điếm làng…thế mà…
Hà Nội – Thái Bình – Văn Môn, cách xa chừng 120 km, đâu có quá xa mà ông Phùng vẫn không thể gặp người con gái duy nhất? Đâu có quá xa để mà không thể trở về làng cốm của mình, xem cái điếm làng còn có hay không, xem cái cầu vượt nó đẹp như thế nào?

Lắm lúc cảm thấy thất vọng, xem như là điều … thôi cho qua, và chỉ còn phương cách duy nhất là cầu nguyện.

Ngày 19-5-2007 tôi đi dâng lễ tạ ơn và tham dự nghi thức rửa tội cho en Ngọc ở Văn Môn, trước khi đi tôi có mời vợ chồng chú Du đi cùng để thăm bác Phùng. Lễ xong chú Du gọi cho tôi hay: bác Thiện (Giám đốc bệnh viện) đồng ý cho ông Phùng về thăm quê, cha có bằng lòng không? Làm sao mà không vui bằng lòng được, điều mà mọi người mong muốn đằng đẵng suốt hai năm qua!

Hạnh phúc thật là mầu nhiệm. Trên đường về chú Du mới cho tôi hay. Ông Phùng về thăm quê là do vợ tôi, khi nhìn thấy anh rể lần đầu, vợ tôi nói ngay trong dòng nước mắt, anh phải đón bác về, khó khăn do em chịu hết.
Mọi sự trên đời đều có thể xảy ra, ngay cả khi con người bất lực nhưng tình yêu thương thì không!

Hạnh phúc của ông Phùng và gia đình ông, hoà quện trong những giọt nước mắt của chị Thuận, của cháu Long…và cả những tấm hình ở đây, là hoa trái của một tình thương bao la của khắp mọi người cầu mong cho cho nhân gian này tràn ngập lòng khoan nhân , bao dung, tha thứ vượt lên trên những thách đố, bằng tâm hồn yêu thương nhẫn nại. Đúng như những vần thơ ông Phùng hay suy ngẫm, như là một lẽ sống của ông:

Gặp nhau ta hãy cứ vui.
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi.
Lợi danh như đám mây chìm nổi.
Chỉ có tình thương để lại đời.
Paul Thiên.

Monday, November 26, 2007

TÌM LẠI BẠN CŨ



TÌM LẠI BẠN CŨ

TÔI MONG MUỐN GẶP LẠI NHỮNG NGƯỜI BẠN CŨ TRONG TẤM HÌNH NÀY.
ĐÃ 30 NĂM TRÔI QUA CÓ BIẾT BAO ĐIỀU ĐỂ KỂ LẠI CHO NHAU NGHE, ĐỂ NHỚ LẠI MỘT THỜI ĐÃ QUA...
CHẮC CÁC BẠN CÒN NHỚ NHAU, NHỚ NHỮNG THÀNH VIÊN CỦA LỚP NỔ 75 B TRƯỜNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ II NAM ĐỊNH...
RẤT MONG... CẦU CHÚA CHO CHÚNG CON ĐƯỢC GẶP LẠI NHAU TRONG NĂM 2008.


Monday, September 17, 2007

HỌ CẦN YÊU THƯƠNG

Cũng từ cha mẹ sinh ra
Mà sao thân họ thây ma thế này
Thân thể thiếu chân thiếu tay
Da dẻ lở loét, mày đay đầy mình
Họ bị xa lánh tội tình
Gia đình xua đuổi, cắt tình anh em
Có người không chịu khổ thêm
Liều mình tự vẫn hòng quên đời nay
Có người cực khổ vơi đầy
Bị chôn dưới đất, vẫn ngây ra cười
Có người tự tử nhiều lần
Điện giật, dao kéo, đâm sâu xiên mình
Chỉ mong rồi sẽ hồi sinh
Sang trang đời mới bình minh rạng ngời
Người chết thì hết rồi thôi
Người sống đau khổ, ôi rồi tủi thân
Khóc than rồi lại âm thầm
Cho mù hai mắt, cho tan thân sầu
Đôi khi gạn hỏi vì đâu
Họ khóc ,họ nói vì đời bỏ quên
Họ mong ,họ sẽ được luôn
Có ai, ai đó chăm nom cận kề
Để cho đời bớt bộn bề
Cho hồn họ đỡ tứ bề đau thương
Xin bạn lữ khách trên đường
Giúp cho một chút tình thương làm quà.
Hiếu Ngọc-Văn Môn-Thái Bình
.......................................
Tâm sự của tôi
Cuộc đời ai cũng có rất nhiều hồi ức, có nhiều kỷ niệm mà cũng có nhiều biến cố mà mãi về sau này, mỗi khi nhắc lại ta cũng không sao cầm được nước mắt. Cũng như cuộc đời tôi vậy.
Sinh ra từ lâu rồi, tôi sinh ra từ chi thể của Mẹ tôi, tôi là con út trong một đại gia đình lớn, rất lớn các bạn ạ ''
Gia đình tôi tuy đông con, nhưng Mẹ tôi vẫn cố nghĩ cho tất cả anh em chúng tôi những cái tên thật đẹp. Anh em tôi có những người rất to béo, mập mạp, nhưng cũng có những người bé xíu như tôi và một vài anh em khác nữa. Anh em tôi có người tính rất phóng khoáng, hiền hậu nhưng cũng có những người rất chi là nóng nảy. Có người gặp toàn may mắn trong cuộc sống nhưng cũng có những người gặp toàn điều rủi ro, đau khổ thôi. Tôi là một ví dụ.
Sau khi Mẹ tôi cho ra sống tự lập, tôi hăm hở, tươi sống, hăm hở phát triển. Tuy không được tráng lệ với những toà nhà cao ốc, những lâu đài tráng lệ, hay những bãi cát khô khan. Trên tôi được bao phủ bởi màu xanh của bạt ngàn rừng chuối, thấp thoáng là những ngôi nhà đơn sơ, bé nhỏ của những người nông dân hiền hậu. Cuộc sống cứ thế trôi đi trên tôi với những âm thanh âm ỉ, êm đềm của những đôi bàn chân xinh xắn, đôi bàn tay nhỏ nhắn thoăn thoắt biến đổi tôi, cho tôi lên một thân xác mới. Thật là hoà bình và tĩnh lặng.
Cho đến một ngày, tôi chợt giật mình khi có những người lạ mặt đem đến trên tôi những con người xấu xí, bẩn thỉu và đáng kinh tởm. Trông họ như những con quái vật vậy. Tôi cũng thấy gai rợn hết cả xương sống lên. Tôi oằn lên ,oằn xuống và rên siết khi có những bàn chân kỳ lạ, những đôi bàn tay khác thường tác động tới tôi.
Họ bị những người lạ mặt đưa đến, lôi sềnh sệch, đun đẩy, đối xử rất thậm tệ. Trông những người đưa những người xấu số này đến mặt hằm hằm, nhìn những người đó với ánh mắt căm ghét ghê tởm. Còn những người tội nghiệp kia thì van nài, khóc lóc và lạy lục nhưng họ không tha. Họ đẩy ra và luôn mồm:
- Đồ con hủi ! Chết đi đồ con hủi !
Cảnh tượng trông thật thảm thương. Lúc đầu tiên tôi chỉ phải đón có vài người lở loét, cụt kịt, nhưng càng về sau càng nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Có nhiều người trông cụt hết cả chân, cả tay bò lê lết ăn xin mãi mới đến được chỗ tôi. Họ khổ lắm. Họ vừa bò, vừa khóc, vừa kêu trời, trách trời. Nước mắt họ rơi trên tôi làm tôi lạnh toát. Tôi cũng khóc theo họ. Tôi thương họ lắm.
Mỗi con người, mỗi số phận và mỗi định mệnh. Những con người đến chỗ tôi đều bị xa lánh, bị hắt hủi, bị đuổi giết bởi dân làng, bởi người thân, nhưng may mà thoát được. Có người bị bức tử, nhảy xuống sông quyên sinh nhưng lại được cứu sống như bà Khế, ông Cân.
Thật trớ trêu vì nghịch cảnh xô đẩy, họ đau khổ, họ kêu than, tôi thương họ lắm. Nhưng cũng giống như họ, tôi cũng đau khổ. Tôi bị anh em tôi xa lánh và ngăn cách tôi bằng những tường rào, những dòng sông lạnh buốt. Tôi cũng đau khổ. Tôi tìm về với mẹ, Mẹ bảo tôi:
- Đừng sợ, hãy cứ là mình con ạ, con hãy cứ yêu và cầu nguyện cho anh em con - những người bỏ rơi con, xa lánh con. Rồi đến một lúc nào đó, Mẹ tin các anh em sẽ hiểu con. Còn Mẹ, nay Mẹ ban cho con một cái tên mới. Thay vì cái tên Trại Chuối, nay Mẹ cho con cái tên Văn Môn - Văn Môn - cánh cửa văn học - Văn Môn - cánh cửa lòng nhân ái.
Hãy vững tâm con ạ, Mẹ luôn ở bên con.
Nghe lời Mẹ khuyên, tôi quay về chốn cũ bắt đầu một cuộc sống '' người cùi''. Lúc đầu tôi cũng sợ lắm, nhưng họ cứ ở trên tôi, tôi không làm thế nào đuổi họ đi được. Nhưng sau tôi lại thấy thương họ, tôi thương họ, vì họ không nhà cửa ,không người thân, họ bị xa lánh và trông đáng thương. Tôi nghĩ, tôi bị anh em xa lánh, tôi còn có mẹ để chia sẻ, được nghe Mẹ khuyên,nhưng còn họ, họ không có ai cả. Họ đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Ở với những người phong, tôi được chứng kiếm rất nhiều cảnh đời hết sức éo le và cay nghiệt.
Có cụ Lữ, tự tử hai lần bằng điện và dao bầu mà không chết.
Hay cụ Tâm bị con cháu bỏ rơi đến suốt đời
Hay cụ Bớp mù cả hai con mắt, hai chân và hai tay cụt ngón
Cụ Quyên 87 tuổi mà chưa bao giờ được ai đó quan tâm, yêu thương. Rất nhiều, rất nhiều cảnh đời đau khổ nữa.
Ngày ngày tôi bị đánh thức bởi những tiếng huỵch mạnh của những đôi chân giả hay những tiếng rơi vỡ của những dụng cụ sinh hoạt của các cụ do đôi tay tàn tật gây ra. Tiếng bước chân đi liêu xiêu trên đất, những bàn tay soa lên mặt tôi thành những đường phẳng lì nhỏ hẹp. Và trải qua bao nhiêu năm tôi đã ôm vào lòng mình những người bệnh cùi như vậy, nhưng ngặt một lỗi đám tang của họ sao mà buồn thế.
Trong cái nắng oi ả của mùa hè, chiếc xe tang đi nhanh, vội vã để lại đằng sau lơ thơ vài người con mà họ đau phải là con khi bố mẹ họ qua đời, họ không mảy may thương tiếc, lại còn đi thật xa cái quan tài, đỏ chói mang cái xác một người thân hủi của mình trong đó. Họ không khóc thì thôi lại phán lên một câu chua xót :'' thế là ta hết nợ ''
Tôi nghe thấy mà bực mình, tôi điên lên và ước chi người nằm trong cái họp đỏ chói đó là những người con bất hiếu như họ. Không biết, khi nắm trong quan tài đó, những linh hồn đó nghĩ gì? liệu họ có chua xót ngậm ngùi cho số phận của mình không? hay có nhiều cụ, không con cháu, không gia đình, khi chết chỉ vài các thủ tục đơn giản là họ vĩnh viễn trong tầng đất sâu là tôi. Đau khổ quá, thương tâm quá!
Nhưng với tôi, để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc là một loạt những tình cảm bạn hữu, sẻ chia giữa những người xa lạ dành cho những người trại phong. Những ông bà đó cho tiền, xây nhà, chu cấp tiền ăn uống cho các cụ. Nhiều đoàn từ mãi miền đất anh em tôi vượt gianh giới sợ hãi để đến động viên an ủi những người phong nên tôi cũng thấy vui cho họ.
Sống với những người bệnh phong đau khổ có lẽ tôi cũng bị mắc phong rồi. Anh em tôi vẫn xa lánh tôi, nhưng Mẹ tôi lại càng yêu thương tôi hơn, an ủi tôi nhiều hơn.
Các bạn ạ, bây giờ các bạn đã biết tôi là ai chưa? Tôi là đất Văn Môn đây. Và Mẹ yêu dấu mà tôi nói đến là Đất Mẹ đấy.
Tôi là đất, tôi yêu quý những gì thuộc về tôi, sống trên tôi, tôi yêu quý những con người phong cùi bị xa lánh, bị khinh rẻ và đau khổ này.Bởi lẽ thế giới không tình yêu là một thế giới chết, con người không tình yêu là một con người vô tâm. Và tôi mong rằng các bạn sẽ yêu thương những người xung quanh mình và đặc biệt là những người có số phận đau khổ,nghiệt ngã hơn các bạn. Đừng xa lánh nhưng hãy đến bên họ để sẻ chia, để động viên, khích lệ họ để họ vui sống lạc quan tin tưởng vào cuộc đời. Đôi khi chỉ một cái nhìn đầy yêu thương của bạn làm cho ai đó ấm lòng hơn và có thêm nghị lực để sống.
Tôi là đất, tôi sẽ ôm trọn tất cả các bạn và xử lý các bạn nếu các bạn không yêu thương nhau.
Xin đừng để cho những linh hồn đau khổ dưới những ngôi mộ lạnh lẽo kia nói chuyện với nhau là: '' Tôi đến chết mà vẫn chưa được yêu thương ''
Bùi Thị Hiếu Ngọc - Văn Môn-Thái Bình
.........................


Lời ngỏ
“Tôi là một người phong, một người phong với nhiều nỗi đau về thể xác và linh hồn. Tôi đau đớn mỗi khi trùng Hansen cấu xé da thịt tôi, phá hoại cơ thể tôi về hình hài, làn da và vóc dáng.
Tôi đau đớn, giằng xé đến quằn quại trong tâm hồn, khi có những ai đó - những người xung quanh tôi hắt hủi, xa lánh khinh dể và chửi rủa.
Cả con người tôi như chìm trong biển sâu của nhục nhã, đau khổ và tủi nhục. Tôi chỉ biết khóc thầm và tự thấy phận mình quá hẩm hiu và tội lỗi. Tôi phải làm gì? làm gì đây?”
Đây là lời tâm sự, lời trái tim đau khổ của một người phong đang nói với tôi, với các bạn. Các bạn sẽ nghĩ gì và hiểu gì về những người phong và cảnh ngộ của họ?
Có khi nào bạn tự hỏi khi mình ở trong hoàn cảnh của họ, bị xa lánh, bị hắt hủi và bị bỏ rơi bởi xã hội. Bạn sẽ nghĩ gì?
Vậy: nếu bạn được trời phú cho những món quà tuyệt diệu mà người khác xung quanh bạn không có. Xin bạn hãy chia sẻ cho họ.
“Mỗi người đều được Thượng Đế ban cho một món quà riêng biệt, và cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi mọi người hãy chia sẻ món quà ấy với những người xung quanh”.
Xin hãy đến và chia sẻ tình yêu nơi các bạn cho người phong để họ sẽ không bao giờ phải cô đơn.
--------- Bùi Hiếu Ngọc ---------
Tiếng chuông ấy
Ở làng phong Văn Môn quê tôi có một ngôi chùa được xây dựng năm 1997. Ngôi chùa rất khang trang, sạch đẹp và uy nghi. Đối với những người theo đạo phật, ngôi chùa là nơi họ có thể tĩnh lặng, suy nghĩ và làm điều thiện. Đến với nhà chùa nơi linh thiêng cũng là đến với nơi tốt đẹp, gọn gàng nhất trong tâm hồn mỗi con người, từ bỏ điều ác, làm điều nhân đức và cũng là nơi để con người được sống một cuộc sống tốt đẹp dù chỉ trong giây lát nhưng nó đẹp và tôn quý khác xa với cuộc sống hàng ngày sôi động và đầy lo toan.
Trong chùa có một “bà từ” mà chúng tôi hay gọi, sống ở đó đã từ lâu. Cuộc sống và việc làm của bà là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
Bà Phạm Thị Mùi sinh năm 1942 quê ở Quỳnh Phụ Thái Bình. Tuy bề ngoài bà là người rất khó tính và trầm mặc nhưng bên trong bà lại là một con người biết cảm thông, hy sinh và rất có trách nhiệm.
Sống ở quê và đã lập gia đình với một thanh niên cùng xóm, bà sống rất hạnh phúc và có lẽ đối với bà đó là những khoảng khắc đáng nhớ nhất cuộc đời. Bà sinh được 3 người con trai, ai cũng rất khôi ngô tuấn tú và cũng rất chăm làm nhưng có lẽ không ai trong cuộc đời này lại được hưởng toàn hạnh phúc và sự sung sướng cả. Và trường hợp của bà Mùi cũng không phải là một ngoại lệ. Bà không may mắc phải bệnh phong, một căn bệnh mà ai ai cũng phải sợ. Nhưng biết làm sao được khi đôi bàn tay ngày càng mất cảm giác, nó cứ tê tê dại dại và không chịu sự sai khiến của bà. Cộng thêm nữa là sự ngứa ngáy, lở loét cứ đeo bám bà khiến cho bà càng lúc càng thấy sợ hãi, lo lắng. Biết mình đã mắc phải căn bệnh nan y khó chữa, bà lẳng lặng từ bỏ gia đình, chồng con ra đi.
Nghe nói ở Vũ Thư có một làng dành cho những người phong cùi bị xã hội xa lánh bà đã tới đó và xin nhập viện.
Vào những năm 1970, số lượng bệnh phong rất nhiều mà không có ai chăm sóc nên bà đã tình nguyện làm hộ lý, chuyên cần giúp đỡ những người phong về sinh hoạt, ăn uống… bà cười bảo: “Tôi rất thương những người phong vì tôi cũng là người phong. Tôi tình nguyện làm việc này không vì mục đích hay lý do nào cả mà chỉ bởi vì tôi hơn họ là tôi còn nguyên vẹn đôi bàn tay, bàn chân, tuy có tê dại một chút nhưng nó còn làm được khối việc”.
Vậy là hàng ngày bà cần mẫn giúp đỡ từng bệnh nhân nặng trong việc ăn uống, giặt dũ quần áo, tắm giặt cho họ. Ở người phụ nữ ấy ta cảm nhận được một điều là: bà Mùi đã biết vượt lên số phận để sống, để giúp đỡ những người khác, mà ở đây là những người bệnh phong có số phận còn khổ hơn bà.
Nhìn gương mặt gầy gò và nhăn nheo của bà, ta cảm thấy được một sự vất vả và sự tần tảo toát ra từ con người đó. Tôi nghĩ. Họ là người phong mà họ còn có thể giúp đỡ những người phong dù chân tay của họ không còn được như xưa. Nhưng họ vẫn làm, vẫn giúp đỡ. Vậy còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có thể làm được những việc làm như thế không? Tôi biết rằng ngày nay, ở một số nơi, một số chỗ khi chỉ nghe tên trại phong, người phong thôi đã không ít người trong các bạn rùng mình lè lưỡi, xuýt xoa và kinh tởm rồi chứ chưa nói gì đến việc đến mà xem họ thật sự ra sao?
Biết đồng cảm, chia sẻ và vượt qua số phận hẩm hiu, đó là một nghị lực rất lớn của bà. Bà yêu thương người phong lắm vì cuộc đời bà cũng không khác gì cuộc đời những người phong xung quanh bà cả. Bà từ tâm, thinh lặng, nhẫn nại và ân cần chăm sóc những người phong như người mẹ hiền chăm lo, nâng niu đàn con nhỏ vậy. Ở đây bà đã xây dựng với một cụ ông hơn bà gần trục tuổi, ông ấy bị thiểu năng thị giác, đi lại rất khó khăn huống chi nói gì đến việc nấu cơm, giặt giũ quần áo.
Vậy là trong niềm đồng cảm và sẻ chia, bà đã đến với ông Húy để giúp đỡ ông trong công việc sinh hoạt hàng ngày nhưng đồng thời cũng là một người bạn sẻ chia, tâm sự với ông trong lúc tuổi đã xế chiều.
Các bạn biết không? ở làng phong và đối với những người phong thì sự cảm thông chia sẻ là vô cùng quan trọng vì nó là đòn bẩy, là động lực để cho những người phong sống tiếp cuộc đời còn lại.
Đa số những người phong khi nhập viện Văn Môn điều trị đều ở trong tình trạng bị gia đình hắt hủi, xa lánh nhưng bà Mùi thì còn may măn hơn họ vì bà vẫn được chồng và những người con trai bà quan tâm chăm sóc… Họ vẫn xuống thăm bà thường xuyên, động viên an ủi bà để bà đỡ cô đơn, đau khổ hơn. Đến năm 1990, bà thôi không làm hộ lý nữa vì giờ đây đôi bàn tay bà đã không còn lành lặn nữa, đôi chân bà đã bắt đầu đau nhức.
Năm 1997, khi ngôi chùa Văn Môn được xây dựng xong bà lại tiếp tục xin vào chùa để quét rọn và điểm chuông hàng ngày.
Vườn hoa, ao cá, sân chùa sạch đẹp đều do tay bà nuôi, trồng, dọn dẹp. Cảnh chùa quang đãng và rất yên bình. Đã không ít lần các khách thập phương tới vãng cảnh chùa, họ khen chùa đẹp và cảm ơn bà vì bà đã chịu khó tần tảo làm việc mà có. Bà chỉ cười:
“Đó cũng là công việc tự tâm thôi mà. Tôi mong rằng sẽ có nhiều người cũng làm như tôi thôi. Nhưng điều tôi mong mỏi nhất là mọi người sẽ dành cho chúng tôi một chút sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ dù nhỏ bé thôi như vườn hoa cần có sự chăm sóc, cải tạo và chăm bón của con người vậy”.
Vâng, xin mỗi người chúng ta hãy vun tưới trong mình, hãy trồng lên trong mình một đóa hoa lòng để cho bông hoa đó tỏa ngát hương thơm, tỏa ngát niềm sẻ chia, đồng cảm đối với những người có cảnh ngộ éo le.
Ranh giới giữa sự sống và cái chết tuy cận kề, mong manh nhưng nó cũng sẽ phải im lặng trước những con người biết vượt qua tất cả để chiến thắng bệnh tật. Tuy đã biết mình mắc bệnh ung thư từ lâu, bị căn bệnh đó hành hạ cho không ít lần bà ngã quỵ nhưng bà vẫn cố gượng lại để sống, để làm việc.
Nhưng cuối cùng, bà vẫn phải đầu hàng số phận vì căn bệnh của bà đã vào gian đoạn cuối. Bà chẳng thể sống được bao lâu nữa nhưng nằm trên gường bệnh bà vẫn suy niệm và lo lắng cho số phận của ông Húy, người bạn đời thứ hai của mình tại trại phong.
Chiều nay chuông chùa lại vang lên, nhưng nó không phải là tiếng chuông báo hiệu một ngày dài đã qua mà là tiếng chuông báo hiệu sự ra đi của một người đàn bà, tiếng chuông ấy nghe sao não lòng và đau xót đến vậy. Có lẽ nó cũng có hồn người vì nó biết đau xót chủ nhân của nó, người chủ nhân ngày nào cũng nhắc cho nó biết nó quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
Tiếng chuông ấy, con người ấy như nhắc nhở cho chúng ta thức tỉnh một điều. Không phải tật nguyền, bệnh nặng là mất tất cả mà mỗi người phải có ý chí để vượt lên chính mình để sống và sẻ chia.
Hãy “san sẻ yêu thương”
Các bạn nhé!
Ngọc Văn Môn

Wednesday, June 20, 2007

PICTURES OF K 10 - NAM-ZIN (DIEN BIEN)
AND SONG MA (SON LA)
LEPROSY VILLAGES OF WEST NORD VIET NAM.











PICTURES OF K 10 - NAM-ZIN (DIEN BIEN) AND SONG MA (SON LA) LEPROSY VILLAGES OF WEST NORD VIET NAM.

Monday, June 4, 2007

Chuyện Đời Tôi

-Hiếu Ngọc-

Xin chào các quý ông, quý bà, các cô dì và toàn thể các ân nhân và các bạn!
Tôi là: Trần Văn Nhâm, sinh năm 1910 ở tỉnh Hưng Yên.
Năm nay tôi đã 97 tuổi rồi. Tôi rất tự hào về tuổi tác của mình vì có thể nói tôi đẹp trai nhất Trại Phong Văn Môn này. Tôi đến trại Văn Môn năm 1965- khi Văn Môn còn là một trại nghèo nàn và toàn bộ là chuối. Văn Môn xưa và nay tuy có nhiều đổi thay nhưng hơi ấm tình thương yêu thì không bao giờ thay đổi và tôi thấy nó còn nhiều tình thương hơn nữa. Vì chúng tôi được nhận sự quan tâm của Ban Giám Đốc, của các Cha, các Thầy và các quý ân nhân.
Từ khi đến sống ở Văn Môn tôi thấy cuộc đời tôi như thay đổi hẳn. Tôi không còn cô đơn nữa. Tôi vui lăm vì tôi được nhà nước, ban giám đốc trại Văn Môn, các ân nhân giúp đỡ nên tôi thấy tôi thoải mái hơn, yêu sự sống hơn và thấy cuộc đời đẹp hơn.
Đứng ở mốc thời gian này, nhìn lại những biến cố đau khổ của cuộc đời. Tôi không khỏi bàng hoàng, chua xót và lo sợ. Có lúc tôi nghĩ nếu những người bệnh phong như tôi không có chỗ nương tựa, để sống thì không biết chúng tôi sẽ ra sao nữa? không hiểu rồi chúng tôi có còn sống trên cõi đời này để nhận sự quan tâm của mọi người không nữa. Nên khi kể lại cuộc đời mình tôi chỉ thấy chua xót và đắng cay.
Tôi sinh ra trong một gia đình rất nghèo tại Liên Khê-Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Gia đình tôi nghèo lắm lại đông con. Bố mẹ tôi được bốn anh chị em tôi. Nhà nghèo lại đông con nên cha mẹ tôi làm vịêc rất vất vả. Mà hồi ấy làm gì có ruộng mà trồng cấy, làm gì có gạo ăn, chỉ toàn củ chuối và khoai độn khổ lắm.
Vì nhà nghèo lại đói kém nên mẹ tôi sớm qua đời rồi hai chị và anh trai tôi cũng bỏ gia đình ra đi về cõi vĩnh hằng. Cực lắm anh chị ạ!
Bố tôi từ đó cũng suy sụp tinh tinh thần nhưng vẫn gắng gượng nuôi con, rau cháo qua ngày. Hai bố con tôi rắt nhau đi ăn xin, đi làm thuê để lấy cái gì đó nuốt vào bụng.
Thời gian cứ dần trôi qua, đến năm tôi 19 tuổi, tôi đã lập gia đình cùng với một cô gái cùng làng, sinh được bốn người con cũng hai trai, hai gái. Đẹp lắm đấy anh chị ạ! Vậy mà trong nạn đói đó đã mang đi của tôi người vợ trẻ và hai người con gái lớn. Sau ba năm thì cậu con trai thứ ba của tôi cũng qua đời vì không chịu được con đói khủng khiếp. Thật là đau khổ vì sao ông trời lại mang đi của tôi nhiều niềm yêu thương và người thân đến vậy. Tôi hận ông trời lắm! Gia đình tôi có sáu người giờ đây chỉ còn lại hai người: tôi và con trai út.
Nhưng cuộc đời của tôi không chỉ toàn niềm đau thương mà còn cộng thêm cả sự nghiệt ngã của bản thân mình. Sau lần đi tiêm tại bệnh viện huyện, tôi đã nhận được một tin sét đánh: Tôi đã bị hủi vì theo bác sỹ khám bệnh cho tôi thì tôi bị mất cảm giác vùng cánh tay và thế là họ bảo tôi là hủi. Nhục nhã lắm các anh chị ạ!
Hàng xóm biết chuyện họ xa lánh bố con tôi. Họ nhìn cha con tôi với một con mắt tò mò, lạnh nhạt và khinh dẻ. Tôi khổ tâm lắm. Tôi đã không ít lần nghĩ tới sự chết cho thoát khỏi nỗi đau này nhưng lại không thể vì tôi còn đứa con út là thằng Hào. Tôi không muốn con tôi bơ vơ trên cõi đời này.
Vậy là tiếp tục sống, làm thuê để nuôi con. Gà trống nuôi con cái cảnh ấy sao mà khổ vậy. Ăn đói, mặc rách, bị mọi người xa lánh, đánh đuổi. Hai cha con tôi không có nhà, chỉ ở tạm chỗ này chỗ nọ trong làng. Họ chê chúng tôi là thằng hủi, bố hủi thì chắc thằng con cũng hủi nên họ không cho về nhà vì nhà tôi đã bị đốt mất rồi vì dân làng cho đó là nơi con hủi sinh sống.
Đau lòng lắm, hai cha con tôi đi khất thực khắp nơi. Nghĩ tới cảnh này mà tôi không cầm được nước mắt. Hai cha con cứ đi làm thuê vài tuần ở nơi khác xong lại về trú ngụ tại một túp lều nhỏ ngoài vườn hoang. Lắm lúc thằng Hào con tôi rét, ốm mà vào làng xin ăn mà họ cũng không cho. Mà tôi thấy con tôi đâu có tội.
Ở túp lều đó, mưa thì rột như ngoài trời, nắng chiếu xiên qua mái lều, gió lùa rét lắm nhưng hai cha con vẫn cố gắng che chở cho nhau. Đến năm con trai tôi lên mười tuổi, tôi cho con tôi đi học nhưng không ít lâu sau cháu phải bỏ học về nhà trong lúc khóc trông rất tội nghiệp. Tôi hỏi làm sao, cháu Hào nói: Chúng nó bảo con là con nhà hủi, chúng nó không cho con ngồi cùng bàn, chúng nó lại chêu con và đánh con nữa.
Con không muốn đi học nữa. Bố ơi! Con sợ chúng nó lắm! Bố ơi! Con có phải là con nhà hủi không?
Câu hỏi của con tôi làm tôi đau lòng không sao tả nổi, trái tim tôi như bị ai bóp nghẹt, tôi thấy trời đất tối sầm và tôi ôm con tôi khóc òa lên. Tôi thấy số mình cay nghiệt quá, đau khổ quá.
Tôi và con tôi sống như thế trong nhiều năm, sau chúng tôi được trung tâm Y tế huyện Khóai Châu chỉ đường sang trại Văn Môn này.
Nghe họ nói thế, tôi đưa con tôi đi luôn, không còn muốn đứng thêm ở cái mảnh đất kinh tởm ấy một tí nào nữa.
Được sang Văn Môn, tâm hồn tôi tự nhiên thấy thoải mái, tin tưởng hơn. Năm 1965, tôi đã đặt chân vào vùng đất Mới-Vùng đất Văn Môn-trại Chuối-tuy Văn Môn nghèo lắm: nhà tranh, vách đất nhưng lại có tình người rất sâu đậm. Mọi người ở Văn Môn giúp đỡ tôi rất nhiều: các bác sỹ thì lo chữa bệnh cho tôi, các bệnh nhân ở đó thì chia sẻ, đồng cảm cùng với tôi nên tôi rất yên tâm.
Đến Văn Môn, tôi đã cho thằng út nhà của tôi cho một người ngoài trại nuôi khi đó nó đã 13 tuổi rồi. Thằng bé, nó ngoan lắm nên bố mẹ nuôi có cũng rất yêu quý nó và cho nó đi học.
Năm 17 tuổi, Thằng Hào con tôi đi lao động làm công nhân ở Quảng Ninh nên từ đó tôi sống một mình.
Sống ở Văn Môn vui cũng nhiều và buồn cũng nhiều lắm. Tôi buồn vì gai đình tôi, họ hàng nhà tôi không còn ai mà thăm tôi nữa, con trai thì đi làm xa, tôi cũng thấy bị mặc cảm vì bệnh tật: nhưng vui vì có được những người thực sự hiểu, cảm thông, chia sẻ và yêu thương mình.
Vui là vui lắm!
Cuộc sống dần dần trôi qua tại trại Văn Môn đầm ấm đó, giờ đây tôi đã gần 100 tuổi rồi. Đôi chân tôi đã bị cắt gần 10 năm nay vì bệnh, đôi mắt tôi nhìn không rõ lắm. Tuy có không đi lại được nhưng không vì thế mà tôi thấy buồn. Tôi thấy có nhiều lần, có những vị ân nhân còn tới tận giường tôi, bắt tay tôi, chụp ảnh tôi. Tôi rất vui. Nhưng vui nhất là đầu năm 2007, vừa rồi tôi đã được hai người cao tuổi tổ chức mừng thọ 100 tuổi cho tôi. Tôi phấn khởi lắm!
Thật sự, Văn Môn làm tôi hồi sinh. Tôi thấy mình sống lại trong một câu truyện cổ tích vậy.
Tuy trùng Han Sen có cắn xé tôi thế nào, tôi vẫn không thấy buồn mà tôi coi đó là một nỗi đau nhỏ của mình thôi. Tôi chỉ mong sẽ có thật nhiều các vị ân nhân đến đây thăm chúng tôi, chia sẻ bệnh tật với chúng tôi. Và chỉ mong sẽ không ai còn khinh dẻ, lạnh nhạt với chúng tôi- những người bệnh phong nữa!
Vâng, cuộc đời có thật nhiều cái to lớn, có giá trị nhưng tình yêu thương của mỗi người dành cho mỗi người-nhất là người phong cô đơn, xa lánh thì đó là một món quà vô giá. Cuộc đời sẽ sáng hơn nếu mỗi người trong chúng ta góp và đốt lên ngọn nến sáng cháy yêu thương.

Ngày xửa...

Ngày xửa, ngày xưa, tại một làng nọ thuộc Thái Bình, có một đôi vợ chồng nghèo tên là Nguyễn Thi và Nguyễn Ba. Hai vợ chồng này nghèo lắm lại sinh được 5 người con, nên vợ chồng Nguyên Ba phải nai lưng làm lụng để kiếm rau cháo nuôi con.
Nhưng khi sức cạn, lực kiệt, gia đình sa sút nặng nề, bà Nguyên Thi lại có mang và sinh thêm được một người con gái.
Vì gia đình quá nghèo nên không có tiền để làm mâm cơm tươm tất làm lễ đặt tên cho cô con gái. Bà Nguyên Thi buồn bã, khóc lóc. Nhưng ông Nguyên Ba vẫn cố gắng lạc quan hơn vợ. Ông an ủi: mình cứ yên tâm, các con lớn mình vẫn có thể nuôi được tuy có đói rách nên đứa bé này vợ chồng mình cũng sẽ cố nuôi dưỡng nó, mình yên tâm.
Nhưng bà Nguyên Thi vẫn rất lo lắng:
Nhà nghèo, tiền lại không có, không có ai nhận đỡ đầu cho con mình, ông ạ!
Ông cười nói:
Không sao! Ông trời đã sinh ra con gái chúng ta thì nó ắt có sự sống, ắt sẽ có người đỡ đầu trong lễ đặt tên cho con mình thôi. Hãy cứ để tôi đi tìm xem. Nếu ra đường tôi gặp ai, tôi sẽ mời người đó về nhà làm người đỡ đầu cho con gái mình.
Nói rồi, đoạn ông ra khỏi nhà, toan đi tìm người mà ông mong muốn nhưng vì hôm đó trời lại mưa to, lạnh lẽo nên đi mãi mà không gặp ai cả. Đến khoảng xế chiều, ông gặp một người mặc quần áo đen đúa, đầu tóc xõa xợi. Ông đoán biết là mụ phù thủy xấu xa nên ông lẩn tránh, ông trốn vào một bụi cây gần đó.
Sau đó ông lại xé rừng, băng suối đi tìm người đó. Trời tối sầm lại, mệt mỏi, đói kém, ông gục xuống bên một gốc cây to. Khi tỉnh lại ông gặp một vị thánh nhân tóc bạc, râu dài. Sau khi kể rõ đầu đuôi câu truyện, vị thành nhân đó đồng ý theo ông về nhà làm người đỡ đầu cho con gái ông.
Vậy là cô bé được cha mẹ và thánh nhân đưa đến nhà thờ để làm lễ đặt tên.
Đang trong lúc tất cả mọi người đặt tay chúc phúc cho cô bé Nguyên Hy thì có một tiếng cười lớn vang lên. Đó là mụ phù thủy xấu xa mụ cười nói ầm ĩ.
Tại sao ? tại sao? khi gặp ta trên đường nhà ngươi lại không mời ta về dự trong lễ đặt tên của con bé này. Vậy ta sẽ cho nó một lời chúc: Chúc cho nó gặp thật nhiều khó khăn và bệnh tật đầy mình. Thật là một lời chúc độc ác.
Còn vị thánh nhân, vị ấy cười hiền lành và đặt tay lên đầu cô bé Nguyên Hy mà nói:
Ta sẽ ban cho con sự sống dài lâu, tuổi thọ dài lâu và sức mạnh ý chí để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Nói xong, thánh nhân bỏ đi, lúc đó ông bà Nguyên Ba mới biết đó là vị thần ban tuổi thọ. Ông bà thầm cầu nguyện, cảm tạ vị thánh nhân đó. Còn cô bé Nguyên Hy lớn rất nhanh, rất ngoan và lanh lợi ông bà tuy ngày ngày chỉ lo cho các con ngày một bữa cháo loảng ăn cùng củ chuối nhưng các con ông bà lớn rất nhanh và rất ngoan.
Năm Nguyên Hy 4 tuổi, ứng lời nguyền của mụ phù thủy nàng đã gặp một căn bệnh rất lạ: trên người xuất hiện những mụn, ổ loét to dần và có điểm sát, rất rát và véo không thấy đau.
Thấy vậy ông bà Nguyên Ba sợ hãi, lo chạy hết thầy lang nọ đến thầy lang kia nhưng không đỡ.
Dần dần vết loét đó lan dần xuống chân trái, lên đùi, lên má trông rất là sợ hãi.
Nhưng bà Nguyên Thi vẫn lo chạy chữa nhưng tiền mất tật mang. Gia đình nhà cô bé Nguyên Hy đói nghèo lại đói nghèo thêm. Rồi trong nạn đói khủng khiếp, ông Nguyên Ba và các anh chị em của cô bé Nguyên Hy đều bị tử thần cướp đi chỉ còn lại có bà Nguyên Thi và cô con gái. Khi 17 tuổi trông cô nàng Nguyên Hy rất xinh đẹp nhưng ngặt một nỗi người nàng lại toàn những ổ loét đỏ tím trông rất đáng sợ rồi đôi bàn tay dần dần co rụt. Bà Nguyên Thi đau lòng lắm và cũng tuyệt vọng, ít lâu sau bà cũng qua đời. Nàng Nguyên Hy sống một mình, thui thủi, hàng xóm sợ hãi, xa lánh khiến nàng rất tiều tụy. Nàng phải sống chui lủi nay đây mai đó để tránh bọn quan binh nhà pháp. Bọn chúng chỉ cần nghe tin có người mắc bệnh nan y mà ngày đó là bệnh phong cho vào trại tụ tập và sau đó đêm chôn sống, rất là sợ hãi, nàng Nguyên Hy xin được đi Hà Nội nhưng không được và sau đó chốn sang Văn Môn-một nơi thắm tình đồng cảm. Nơi quy tụ những cảnh đời bất hạnh.
Ở đó nàng Nguyên Hy như có thêm nghị lực để sông tiếp cuộc đời. Đến Văn Môn, nàng thấy tâm hồn được an ủi, được sống lại và hồi sinh mạnh mẽ. Tại đây, nàng được các thầy lang áo trắng chữa bệnh rất tận tình, rồi lại được các cô tiên xinh đẹp chăm sóc tân tình. Nàng còn trẻ, lại rất đoan trang, hiền hậu và tại mảnh đất Văn Môn ấy, nàng đã kết duyên cùng một chàng trai cùng cảnh ngộ như nàng. Cuộc sống rất hạnh phúc. Hai người đã có với nhau 4 người con nhưng do hoàn cảnh bệnh tật nên hai người đành phải sẵn lòng cho cả 4 người con của mình đi. Đau buồn lắm, nhưng biết làm sao được.
“Tất cả vì tương lai con em” mà . Nàng Nguyên Hy nói với chồng như vậy.
Cuôc sống êm đềm, hạnh phúc gia đình trôi đi nhanh. Chung sống đựoc 20 năm thì ông chồng nàng bỏ đi sang thế giới khác bỏ lại nàng bơ vơ một mình.
Quả thật, hạnh phúc sẽ chẳng ở lại lâu với bất cứ ai và bất cứ người nào cả. Hạnh phúc- đau thương như đồng hành song song. Nhưng cũng từ đó bệnh tật của nàng lại đau tăng lên. Hai chân sưng tấy, đau đớn, đau không sao chịu nổi. Lắm khi đau quá nàng không sao ngủ được nàng ngồi than khóc một mình. Và lại bắt đầu nghĩ đến cái chết. Nàng đứng giữa hai người, một bên là mụ phù thủy với lời nguyền rủa cùng sự cùng sự tuyệt vọng tột cùng. Nhưng một bên là vị thần tốt bụng với những nụ cười dễ mến. Vị thần tốt bụng nói.
“Con người sinh ra trên đời để sống, để yêu thương và để chia sẻ sự chết có thể đưa con người đi bất cứ lúc nào. Đó là quy luật.
Nhưng bản chất con người thì phải biết vượt qua nghịch cảnh, đối diện với chết chóc và đau đớn tuyệt vọng. Còn có thể nghĩ đến cái chết vì bệnh tật làm con người đau khổ. Nhưng con hãy mỉn cười với khó khăn, đau đớn để chiến thắng nỗi đau và để yêu thương” .
Lời nói thật giản dị của vị thần đó nhưng lại là động lực để nàng Nguyên Hy sống tiếp cuộc đời còn lại.
Tuy vì căn bệnh phong cùi đã cướp đi của nàng nhiều thứ như chồng nàng, chân tay, thể xác nàng nhưng Văn Môn lại đem lại cho nàng sự trẻ lại, sức sống trong tâm hồn đau khổ của nàng.
Hơn nửa thế kỷ sống ở vùng đất Văn Môn, đã trải qua nhiều sóng gío của cuộc đời, nàng Nguyên Hy giờ đây đã trở thành một bà lão 83 tuổi, cụt hai chân, 2 tay, đôi mắt mù lòa rồi nhưng tôi vẫn nhận thấy trong bà sự trẻ trung, lạc quan của một tâm hồn. Cuộc sống với nhiều thăng trầm, hỗn độn cùng nhiều thử thách khiến cho con người rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn nhưng cuộc đời cũng là một trang nhật ký tâm hồn rất bổ ích.
Với bà Hy giờ này, chuyện cũ như để lại trong bà một nỗi ám ảnh ghê gớm cùng nỗi đau về thể xác vì bị trùng Han Sen cấu xé nhưng đổi lại bà có thêm tình yêu vào cuộc sống.
Có đôi lúc, ở trong nhà tập thể, bà không khỏi có những ý nghĩ quẩn quanh, tủi hận khi nhìn thấy những người xung quanh bà nằm đó vật vã, kêu la mà cũng có người nằm như một khúc gỗ. Bà sợ lắm ! bà nói:
“Tôi rất sợ vì ngày lại ngày đôi mắt tôi ngày càng mờ đi, chân tay vẫn đau đớn, rúc rỉa, lúc đó tôi không khỏi nghĩ đến cái chết vì tôi muốn Chúa đưa tôi về sớm để khỏi phải chịu cảnh khổ đau như thế. Giờ đây, tôi chỉ có thể ngồi trên giường chứ đâu có thể làm được gì. Trông thế gian mờ mờ, ảo ảo. Tôi cũng rất là buồn. Nhưng cũng tạ ơn Chúa vì Chúa còn cho tôi sự quan tâm chăm sóc qua gia đình qua các ân nhân trong nước cũng như ngoài nước, qua cơ quan ban giám đốc khu điều trị Phong-Da liễu Văn Môn rồi qua tất cả mọi người.
Tôi tự hào khi được sống ở Văn Môn vì Văn Môn và bạn bè của Văn Môn đem đến cho tôi và những người bệnh tật niềm tin vào sự sống. Xin cám ơn tất cả”.
Vâng! Có thể nói rằng, trong đời không ai đau khổ suốt đời mà cũng không ai hạnh phúc suốt đời cả. Nhưng cuộc sống cộng đồng với sự chia sẻ sâu sắc thì tôi chắc hẳn trên đời này sẽ không có ai thấy mình cô đơn và đau khổ cả.
Xin quý vị và mọi người hãy cho những người bệnh tật, khó khăn một chút “Yêu Thương”!!!

Hiếu Ngọc

Tuesday, May 22, 2007

BÙI THỊ HIẾU NGỌC 21 TUỔI
TRẠI PHONG VĂN MÔN-THÁI BÌNH
VŨ VĂN - VŨ THƯ - THÁI BÌNH, VIỆT NAM

CHUYỆN CỔ TÍCH VĂN MÔN
-Hiếu Ngọc-


Ngày nảy, ngày nay, khi mà không gian và thời gian có tên có tuổi, có số chữ hẳn hoi thật là hay.
Tại một vương quốc nhỏ có tên là Hải Dương có một hoàng tử tên và Văn Rít, người rất khôi ngô tuấn tú lại rất giàu lòng yêu nước. Chàng đã tham gia vào đội du kích để bảo vệ vương quốc hùng vĩ Việt Nam yêu dấu của mình, chống lại bọn giặc cỏ đang nhăm nhe xâm chiếm vương quốc Việt Nam yêu dấu. Có thể nói chàng là một người rất nghĩa hiệp và rất tốt bụng. Ai ai trong tiểu vương quốc cũng yêu mến chàng và chàng trở nên tâm điểm sự chú ý của các thiếu nữ trong kinh thành Hải Dương.
Vị hoàng tử của chúng ta đã thành hôn với một vị cô nương rất xinh đẹp và sinh ra 2 người con rất đẹp và rất kháu khỉnh. Cuộc sống hạnh phúc những tưởng là được ở lâu cùng chàng Văn Rít nhưng đến một ngày nọ trong thành xuất hiện một mụ phù thủy-mụ ta rất độc ác, gớm ghiếc bởi mụ là kẻ bẩn thỉu, bệnh tật và chuyên mạng đến cho loài người căn bệnh đáng kinh tởm: lở loét, cụt cò và mất cảm giác. Mọi người rất căm ghét mụ và họ gọi mụ là Han Sen.
Mụ Han Sen rất độc ác, mụ đã chọn chàng Rít làm vật thí nghiệm, truyền bệnh của mình. Vậy là mọi thứ với chàng Rít đã trở nên rỗng tuyếch vì không có gia đình, vợ bỏ, con khiếp sợ, hàng xóm xa lánh. Cuộc sống trở nên vô nghĩa “sống không bằng chết”.
Vì bị lở loét, chân tay mất hết cảm giác, bị xa lánh làm cho chàng Rít buồn bã, khóc lóc và lang thang, sống vất vưởng bờ bụi. Vì nguyền ác độc của mụ Han Sen mà một chàng hoàng tử hiền hậu, đáng mến như chàng Rít trở thành một lão “khọm già”, một “con quỷ không nhà”.
Căn bệnh quái dị đó đã làm cho chàng tiều tụy, khô héo. Cuộc sống lang thang, vất vả bị xa lánh của chàng kéo dài vài năm cho đến khi chàng lạc bước tới một vùng “Đất hứa”. Nơi đó chàng được chăm sóc bởi những nàng tiên áo trắng hiền hậu. Và khi đến vùng “Đất hứa” này chàng đã 37 tuổi rồi: Mắt mờ, lở loét, …thật bất hạnh.
Và thời gian lúc đó có tên là 1953-1954.
Cũng cùng cảnh ngộ như thế, tại tiểu vương quốc Nam Định, tại vùng ven Hải Hậu, có nàng Nguyên Mai rất xinh đẹp, đôi mắt nàng tròn, đen và lấp lánh như những vì sao đêm. Tính nết và nụ cười của nàng làm say đắm bao tràng trai. Vì nhà nghèo nên nàng phải lập gia đình sớm năm nàng 17 tuổi-cái tuổi đẹp nhất. Hạnh phúc đã gõ cửa nhà nàng. Sự xung túc và may mắn, hiền dịu của nàng cũng làm cho bao kẻ phải ghen ghét trong đó có mụ Hủi-một mụ đàn bà xấu xa, bẩn thỉu và bị mọi người xa lánh-mụ ghen ghét với sự hạnh phúc của nàng, mụ đã nổi lòng thèm muốn có được sự may mắn đó của nàng nhưng đó chỉ là sự viển vông, vô vị vì mụ chăng bao giờ mụ có được một việc thiện gì hay được mọi người chấp nhân. Nên mụ đã thịnh lộ, chua cay nguyền rủa nàng Mai: “Ta sẽ nguyền rủa cho ngươi sẽ phải chịu cành ngộ như ta, ta sẽ làm cho ngươi bị chồng con ruồng rẫy, làng xóm hắt hủi xa lánh như ta”. Rồi mụ cười khoái trí.
Thật khổ cho nàng Mai tốt bụng, từ khi mụ bị hủi nguyền rủa, nàng lúc gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Rồi đôi bàn tay nàng dần dần rụt lại, không cảm giác. Người nàng dần dần đau nhói…Nàng hoảng hốt, xấu hổ, than khóc. Nàng dấu cả chồng con hàng xóm nhưng không thể dấu được lâu. Nàng bị chồng con phát hiện, họ sợ hãi, đuổi nàng ra khỏi nhà mặc cho nàng van nài thảm thiết.
Từ đây, cuộc đời nàng Mai sang một trang mới, từ một cô tấm hiền lành trở nên một cô hồn bơ vơ.
Nàng đi lang thang mặc cho người đời xì xèo, khiếp sợ, chửi bới. Càng ngày bàn tay nàng càng rụt lại không sao ruỗi ra được, chân đau và trở nên cất cần, thật là khổ đau.
Cho đến năm 1955, nàng đã tới được một vùng “Đất mới”, một vùng đất đem lại sự hồi sinh cho cuộc đời nàng.
Các bạn có biết vùng đất mà tôi muốn nói đến là một nơi nào không ạ? Đó chính là vùng đất
Văn Môn thuộc tiểu vương quốc Thái Bình Văn Môn-nơi chứa đựng yêu thương, đồng cảm và là hơi thở mới cho những kiếp người như chàng Rít, nàng Mai.
Tại vùng đất Văn Môn này, chàng Rít, nàng Mai và rất nhiều những người cùng cảnh ngộ được yêu thương, chăm sóc, sẻ chia bởi những bà tiên áo trắng.
Và cũng chính nơi đây, tình yêu giữa chàng Rít và nàng Mai đã đơm hoa kết trái. Nàng Mai quyết định đến với chàng Rít vì tình thương yêu, đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ. Vậy là hạnh phúc một lần nữa lại gõ cửa nhà họ.
Tình yêu ấy đã làm mọi người xung quanh chàng và nàng thán phục và cũng là tin sét đánh đối với mụ Hủi. Mụ bực tức, sôi sục, điên lên mà gầm thét. Mụ nghiến răng kèn kẹt, mụ tiếp tục nguyền rủa nàng Mai.
“không có kẻ nào có thể thoát khỏi lời nguyền rủa của ta. Nhà ngươi…nhà ngươi…Ta sẽ nguyền cho nhà ngươi sẽ gặp nhiều bất công, đau khổ trong cuộc sống gia đình. Ta sẽ làm cho chồng nhà ngươi bệnh sẽ nặng hơn để tuyệt vọng. Nhưng nhà ngươi cũng có thể vượt được qua lời nguyền của ta trừ phi…”.
Các bạn biết không? ở đời này không có điều gì, hạnh phúc nào là bền vững mãi mãi cả.
Qua mười năm năm chung sống, nàng Mai và chàng Rít giờ đây đã trở thành những bậc trung niên rồi! Và giờ đây cả hai đã nên nên bà hết rồi. Nhưng đó cùng là khoảng thời gian đau đớn khi bà Mai nhân ra bệnh tình của ông Rít càng trở nên trầm trọng: đôi bàn tay ông trở nên lở loé, mất đốt, ngón không ra ngón, tay không ra tay. Lại thêm đôi mắt mờ và đôi chân không cử động được.
Bà đau khổ quá nhưng bà vẫn yêu thương ông, chung tay giúp ông trong sinh hoạt, bà nấu cơm, giặt giũ quần áo, chu toàn chức năng làm vợ của mình.
Cuộc sống và công việc vì thế trôi qua.
Hai mươi năm rồi ba mươi năm trôi qua, ông Rít giờ đây như một khúc gỗ nằm bất động trên giường bệnh, đôi tay ông rụt hẳn ngón, đôi chân ông không còn nữa vì đã bị cắt đi để đảm bảo tính mạng, đôi mắt mở chừng chừng nhưng vô cảm. Ông không còn biết gì nữa. Cả người vợ đã chung sống với ông bao năm ông cũng không biết.
Bà nhìn ông mà lòng đau thắt lại, nước mắt lưng chòng, bà đau khổ tuyệt vọng, đã không ít lần bà muốn bỏ đi, bỏ ông để cho đỡ khổ nhưng bà không thể vì ông ấy là chồng bà, là người đồng cam cộng khổ, chia sẻ cùng bà bao nhiêu năm. Bà lại không đành lòng.
Bà lại tiếp tục phục vụ ông, chăm sóc ông như ngày nào. Mà như bà tâm sự càng ngày bà càng yêu ông hơn. Chính tình yêu đã đem lại cho bà Mai cái nghị lực phi thường ấy. Có những đêm ông bệnh, bà thức cả đêm để chăm ông. Bà lo lắng sợ hãi vì sợ mất ông, bà buồn và bà chỉ biết khóc. Nỗi đau như tăng dần lên theo năm tháng nhưng đồng hành với nó là tình yêu thương, đồng cảm, tình vợ chồng…
Hai ông bà sống với nhau nhưng không có một người con nào nên lúc ôm đau không biết cậy nhờ vào ai. Nhưng do hai ông bà ăn ở nên cũng được sự giúp đỡ của những người phong cùng cảnh ngộ và nhất là sự quan tâm chăm sóc, điều trị của ông vua và các đại thần cùng các nàng tiên áo trắng.
Gánh nặng cũng vơi đi một nửa. Nhưng trong thâm tâm bà Mai vẫn còn nặng trĩu và bà đã may mắn gặp ông bụt- người rất yêu thương loài người và thường xuyên giúp đỡ người hiền lành-ông Bụt đó đã cho bà một điều ước: bà sẽ được sống thật lâu, mạnh khỏe và tràn trề tình yêu với mọi người nhất là nghị lực để vượt qua khó khăn để phục vụ ông đến lúc ông qua đời.
Đó cũng là một món quà quý giá mà bà Mai nhận được từ ông Bụt. Bà rất vui sướng.
Còn nói đến mụ Han Sen và mụ hủi, do bị người đời nguyền rủa và bị những vị thần tốt trong vùng đất Văn Môn cảm hóa nên tốt đẹp.
Giờ đây 2 mụ cũng được các nàng tiên áo trắng chăm sóc, yêu thương nên hai mụ cũng trở thành người tốt bụng. Hai mụ nguyện chung sống với loài người một cách hòa bình, mụ Han Sen nói:
“Tôi biết chúng tôi là những kẻ xấu xa, tàn ác. Xin mọi người hãy tha thứ cho chúng tôi. Chúng tôi làm nhiều điều bất nhân nhưng chúng tôi cũng biết sợ. Chúng tôi sợ sức mạnh tình yêu thương, đồng cảm, chia sẻ bệnh tật, nghèo nàn cho nhau. Chúng tôi bị thu phục bởi sức mạnh của tình yêu và lòng nhân nghĩa”.
Thế đấy các bạn ạ! cổ tích là một truyện hư cấu nhưng lại đem lại cho con người ta niềm tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn: Hoàng tử sẽ lấy công chúa và họ sẽ sống với nhau hạnh phúc suốt đời, người hiền sẽ gặp lành kẻ ác sẽ bị tiêu diệt.
Chuyện cổ tích Văn Môn mà tôi kể cho các bạn nghe trên đay là một câu truyện hết sức có thật. Và hai nhân vật ông Rít và bà Mai đã bước sang cái tuổi “thât thập cổ lai hy” rồi nhưng tôi vẫn nhận thấy ở những con người làng phong Văn Môn quê tôi niềm tin vào cuộc sống.
“Họ vẫn ngày ngày ăn cơm, đọc báo chia sẻ với nhau những câu chuyện đời thường. Tâm sự với nhau về số phận mình nhưng cũng dành cho nhau nhũng nụ cười thật ấm lòng”.
Xin hãy đến với Văn Môn để nghe tôi kể những câu chuyện cổ tích ngày nay hết sức thật và đầy cảm động về những người bệnh có số phận hẩm hiu, đau đớn nhưng vẫn gồng mình lên hàng ngày để sống và yêu thương
.

CHÀNG HỦI TO

Ngày xửa, ngày xưa, tại kinh đô Thăng Long tráng lệ, có một gia đình phú ông rất hạnh phúc. Phú ông có hai người con trai là Chàng Phùng và Chàng Du. Chàng Du còn nhỉ nên rất nghịch ngợm, chơi bời còn Chàng Phùng lại rất chịu khó rùi mài kinh sử, hiểu biết lẽ đời. Chàng ta rất lễ phép, đối đáp lại tinh khôn và rất đúng mực nên phú ông rất đỗi thương yêu.
Chàng Phùng sinh trưởng trong một gia đình khá giả, ăn uống rất đầy đủ nên chàng lớn rất nhanh, rất chững chạc lại hiền lành nên mọi người trong thành rất yêu quý chàng.
Nhưng vào năm chàng 13 tuổi, có một biến cố đã xảy ra, một con quỷ kinh tởm đã hóa phép làm cho chàng trở nên vô cảm, mất cảm giác, trên người chàng xuất hiện những vết lở loét nhỏ bằng đồng xu nhưng chàng vẫn không để ý gì lắm vì cho đó là một vài vết sẹo, thương tích nhỏ rồi sẽ khỏi. Chàng lập gia đình lúc 19 tuổi với một vị tiểu thư khác sinh đẹp tại kinh kỳ và có một cô con gái nhỏ. Hạnh phúc với chàng thật là đẹp: vợ hiền, con đẹp khôn nhưng cũng theo thời gian vết loét đó cứ to dần lên, lan rộng ra, khiến cho người ngợm chàng trai to lớn bỗng trở nên xù xì, chỗ đỏ, chỗ trắng ra trông rất tởm.
Vợ chàng sợ hãi không dám ăn chung, ở chung với chàng nữa. Chàng lại cô lập. Ngồi ăn cơm một mình, chàng buồn lắm, đám gia nô nhà chàng nhìn chàng sợ hãi, họ lánh xa chàng.
Rồi một lần, có một đám binh lính qua nhà chàng nghỉ chân tạm, trong số đó có một người là thầy lang, sau khi chia sẻ cùng vị thầy lang về bệnh tình của mình, vị thầy lang đó cho biết chàng đang bị hủi-nghe cái tin đó mà chàng như rơi ngay vào hố sâu của tuyệt vọng: đôi mắt chàng tự nhiên tối sầm lại, như mọi thứ vụt tắt trước măt chàng, chàng khóc, khóc dữ dội vì thấy mình bị một căn bệnh quái ác đến như vậy.
Ngay sau khi biết tin chàng Phùng bị bệnh hủi, có thể lây rất nhanh nên mọi người sợ hãi, đoàn binh lính vội bỏ đi ngay còn vợ con chàng thì bỏ về quê của cha mẹ đẻ.
Phú ông-cha đẻ chàng cũng buồn sầu rồi chết, gia đình ông tan nát. Giam mình trong hố sâu của nhục nhã, ê chề, của đau đớn tuyệt vọng chàng phùng chỉ biết khóc và tự than thân trách phận. Chàng căm phẫn ông trời vì không thương chàng một cảnh đời chớ trêu như vậy. Chàng ghen với các chàng trai tráng xung quanh chàng vì sao họ rạng ngời, hạnh phúc như vậy còn chàng thì…
Nỗi đau như tiếp nỗi đau, chàng giam mình trong bốn bức tường giá lạnh mà khóc mà tự mặc cảm với bản thân mình. Thế giới xung quanh chàng như tối đen lại, xám xịt và đầy u ám.
Còn ngoài kia con quỷ kinh tởm vẫn đang từng ngày làm mưa làm gió trên đầu chàng. Hắn cười đắc trí.
“Cuộc sống đối với ta là một vương quốc-vương quốc của bệnh tật, u buồn và tuyệt vọng. Ta sẽ cho ngươi sống một cuộc sống trong cô đơn và mặc cảm đến chết mới thôi. Ha Ha…”
Sau bao ngày chìm trong đau buồn và mặc cảm, chàng Phùng của chúng ta đã mở cửa, bước ra ngoài, chấp nhận lấy số phận đau thương của mình nhưng cũng từ đó đôi mắt chàng đã mờ đi và đục dần vì bao ngày than khóc. Chàng có thân người vạm vỡ, to lớn nên mọi người trong thành gọi chàng là “Chàng hủi to”.
Được một vị tiên ông giúp đỡ, chàng hủi to của chúng ta đã vượt qua khỏi mặc cảm tuyệt vọng. Và sau đó chàng hủi to được tiên ông đưa đến một vùng đất rất lạ-nơi đó có rất nhiều người mắc bệnh hủi như chàng, nhưng ở đó chàng cũng không thấy hạnh phúc. Chàng đã quay về gia đình để chia tay vợ trẻ vì chàng hủi to không muốn vợ trẻ của mình phải khổ sở nên chàng đã chọn giải pháp giải thoát cho nàng để nàng có thể tiếp làm những gì nàng thích mà không phải vấp phải rào cản nào: xong việc, chàng quay về vùng đất đó để sống, chàng hủi to cố gắng quyên đi những mặc cảm, sự xa lánh của mọi người nhưng không thể: chàng lại khóc, tiên ông lại hiện ra với chàng.
Này con ta biết vì sao con lại khóc. Vậy con muốn đi đâu ?
Chàng hủi to nước mắt lưng chòng, chàng thưa:
Con muốn đi tới một vùng đất thật xa, xa nơi này để con khỏi phải nghe những lời xì xào, bàn tán và xa con quỷ kinh tởm kia. Nó cứ theo dõi con, làm con khổ. Con không sao chịu nổi.
Vậy là chàng hủi to lại được tiên ông đưa đến một vùng đất mới có tên là Văn Môn-một nơi làm người hủi như chàng nhưng họ biết yêu thương và bao bọc lẫn nhau. Điều này làm cho chàng hủi to rất ấm lòng lại thêm sự yêu thương, chăm sóc của các nàng tiên áo trắng mà chàng hủi to như sống lại, như hồi sinh. Chàng cảm nhận thật hạnh phúc.
Ở Văn Môn, chàng cảm thấy như mình đang được hồi sinh, sống năng động và vui vẻ hơn rất nhiều. Một lần, chàng đang ngồi trên giường bệnh thì con quỷ kinh tởm xuất hiện, nó nói:
Thằng kia không ngờ mày lại vượt qua được sự giằng xé đến nghiệt ngã của tình cảm và của bệnh tật đến như thế. Tao rất khâm phục mày, mày rất xứng đáng là một người được ta yêu quý. Ta sẽ bỏ lời nguyền của ta đối với ngươi. Ta ước gì ta cũng có thể được ở vào địa vị như ngươi để mà được yêu thương như ngươi vậy. Không ngờ một quốc vương của loài quỷ như ta lại bị khuất phục bởi tình yêu và sự can đảm. Thật là một tình yêu có phép lạ. Ta sẽ từ bỏ, ta sẽ từ bỏ thôi…
Rồi con quỷ kinh tởm đó biến mất và từ đấy chàng hủi to không còn nhìn thấy con quỷ đó nữa.
Ở một vùng đất mới, được sự quan tâm rất gần gũi của các cô tiên áo trắng và sự đồng cảm cả những người đồng cảnh ngộ. Chàng hủi to như quên hẳn những nỗi đau giằng xé trong thể xác và tâm hồn của chàng chàng say sưa trong tình yêu và hạnh phúc. Với chàng, tình yêu là một động lực khiến chàng sống vui, sống tốt và sống có ích hơn.
Chàng thường đọc cho các bạn đồng cảnh ngộ như mình một bài thơ-một phương châm sống để chàng sống tốt hơn. Bài thơ của nhà sư Thượng tọa Thích Chân Phương-một tiên ông của những mảnh đời bất hạnh.
“Gặp nhau ta hãy cứ vui
chuyện đời như nước chảy hoa trôi
lợi danh như đám mây chìm nổi
chỉ có tình thương để lại đời”
Sẵn có tài văn chương, chàng hủi to bắt đầu cắt nghĩa cho những người xung quanh hiểu về bài thơ mà cũng như khẳng định với mọi người về tình yêu và niềm hạnh phúc khi những người đau khổ, hoạn nạn có được những người đồng cảm đưa tay giúp đỡ. Đưa tay kéo những mảnh đời, những tâm hồn đau khổ ra khỏi bùn lầy của tuyệt vọng và mặc cảm. Chàng hủi to nói:
“Dù chúng ta-những người bệnh phong-có đau đớn về thể xác vì bị trùng Han Sen cắn xé, bị những nỗi đau về tinh thần vô cùng ghê gớm nhưng khi gặp “bạn”-những người bạn lớn thì hãy cứ nén lòng lại, vì gặp bạn thì phải vui, phải cười. Ở đời, nhiều chuyện đến rồi đi cả vui lẫn buồn, cả đau đớn và mặc cảm sẽ qua đi, sẽ trôi đi như bông hoa giữa dòng nước. Hoa gặp sóng yên thì tôt tươi an toàn như những mảnh đời những người phong gặp được những người tốt, những mái nhà tình thương, che trở như Văn Môn vậy. Còn khi gặp bão tố phong ba, hoa sẽ tan nát giống như những anh em cùng cảnh ngộ chúng ta, bị xã hội xa lánh, kinh tởm, họ bị chôn sống, bị buông sông, thật tội nghiệp!!!” chàng nói và chàng lại khóc, rồi những người xung quanh chàng cũng khóc, họ khóc cho số phận mình và khóc cho những người xấu số. Rồi chàng hủi to lại nói tiếp:
“Ở đời lợi danh, tiền bạc đều là hư vô bởi nó có rồi sẽ mất đi, không thể làm được điều gì. Nhưng chỉ có tình yêu, tình yêu để lại muôn đời”. Ông nói:
“Chỉ vì yêu thương chúng sinh mà Đức Chúa Trời đã ban con một mình xuống thế, làm người, chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá mà cứu chuộc tội cho thiên hạ. Hay Phật thích ca chỉ thấy cảnh sinh linh tội lỗi, lầm than, trụy lạc, mà đã từ bỏ thân phận làm một chàng hoàng tử giàu sang phú quý đi tu để siêu sinh tịnh độ cho nhân thế ”.
Họ là những tấm gương suốt đời yêu thương, dám xả thân vì đồng loại. Họ thật là cao cả.
Nhưng chính khi chàng hủi to và đồng bạn đồng cảnh ngộ với chàng cũng đã gặp thấy tình yêu từ những ân nhân, những quý việt kiều ở các quý quốc bên cạnh đến thăm hỏi, sẻ chia giúp đỡ họ. Chàng hủi to rất hạnh phúc và lấy đó làm phương châm sống cho cuộc đời mình. Chàng sống ở Văn Môn rất vui và hạnh phúc dù cho căn bệnh hoành hành gây đau đớn.
Tháng tháng trôi qua, chàng hủi to giờ đây đã trở thành một ông Phùng-một ông hủi to rất lạc quan và yêu đời.
Năm ông 66 tuổi, ông đã bị phẫu thuật cắt đi đôi chân vì loét ổ gà. Ông cũng buồn lắm nhưng biết làm sao được, bệnh tật mà !
Ông hủi to giờ đây đã già rồi, hai bàn tay không còn lành lặn nữa: mất hết ngón tay, đôi bàn chân và hai ống chân không còn, ông phải đi bằng đôi chân giả-món quà của ông tiên đáng kinh dành cho tất cả những ai bị cắt đi đôi chân như ông.
Có nhiều lần ông đau đớn vì vết thương thể xác và nghe tin cô con gái sợ ông, không dám xuống và thằng cháu ngoại ông bị con qủy cần sa cám dỗ. Ông đau buồn lắm ! Nhưng ông tin vào đấng Tình Yêu-Đấng mà ông sẽ nguyện tôn thờ suốt cuộc đời này. Vì ông tin rằng và nhận thấy được vị thần Tình Yêu đó ở trong mỗi người xung quanh, trong những tông đồ mà ngài sai đến với ông hủi to và với những người cùng cảnh như ông Hủi to.
Các bạn ạ!
Không phải là không thể vượt qua được thử thách khó khăn của cuộc sống. Nếu chúng ta không có lòng tin thì một chuyện nhỏ cũng không thể vượt qua được. Nhưng nếu chúng ta vững lòng tin thì sẽ không có trở ngại nào không thể vượt qua được. Giống như nhân vật chàng hủi to-chàng Phùng-nhân vật chính trong chuyện-một cuộc đời tuy đau khổ, tuyệt vọng nhưng phải biết vươn lên, đương đầu và hạ gục nó. Họ tin vào sức mạnh của tình yêu và sự cảm thông của đồng loại dành cho họ. Và những người đau khổ đó đã sống và chiến thắng bệnh tật được là vì tình yêu.
Vầng, tình yêu là động lực đem lại sự sống đến cho những tâm hồn héo úa. Vậy bạn và tôi có suy nghĩ gì về điếu này. Có bao giờ bạn nghĩ. Mình có thể làm gì cho những người xung quanh các bạn nhất là những người cùng khổ chưa ?
Nếu có, bạn sẽ làm gì ?
Hy vọng bạn sẽ cho họ một tình yêu dù nhỏ. Các bạn nhé
!

Hiếu Ngọc - Văn Môn